Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hơn 90% phụ nữ mắc các bệnh lý phụ khoa ở các mức độ khác nhau và chúng đang trở thành sát thủ hàng đầu đối với sức khỏe và sắc đẹp phụ nữ. Mà những dấu hiệu và sự phát triển của bệnh phụ khoa lại do nguyên nhân chính đó chính là Tử cung bị hàn lạnh. Hiểu được điều này, Tây Thi Danh Viện đã đưa ra liệu pháp: “Dưỡng Đế Giai Nhân” giúp bảo dưỡng ôn ấm tử cung vô cùng tuyệt vời.
Để có thể lý giải được tại sao tỷ lệ mắc bệnh phụ khoa cao? Thì hãy cùng với Tây Thi Danh Viện xét về mặt cấu trúc cơ thể khách quan, hệ thống sinh sản nữ là mở và dễ bị tổn thương.
- Đầu tiên, ổ bụng và khoang chậu của phụ nữ thông với bên ngoài qua âm đạo, buồng tử cung và ống dẫn trứng. (Trong khi nam giới là đóng), hậu môn nằm sát cửa âm đạo, do đó dễ bị vi khuẩn bên ngoài tấn công hơn.
- Thứ hai, phụ nữ có nhiều thời kỳ khác thường: chẳng hạn như kinh nguyệt hàng tháng, thay đổi vóc dáng khi mang thai và sinh nở. Rối loạn nội tiết trong thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh (45-60 tuổi) mà rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng ban đầu.
- Thứ ba, nếu nói từ góc độ đông y về nguyên nhân bệnh bắt nguồn từ – cung hàn. Mười người phụ nữ thì 9 người tử cung hàn lạnh.
Biết được nguyên nhân nhưng rất ít người biết được sự nguy hại của việc Tử cung bị hàn lạnh sẽ đem đến những nguy cơ mắc bệnh như:
- Bệnh lý tử cung: suy chức năng khoang chậu mạn tính, loạn sản tử cung, teo tử cung, nội mạc tử cung mỏng, …
- Bệnh lý vòi trứng: Tắc nghẽn ống dẫn trứng mãn tính, dính, tràn dịch, biến dạng, cứng, tích tụ khí, viêm nhiễm, tắc bán phần, hẹp, chèn ép, vv gây ra do rối loạn, suy giảm chức năng vòi trứng.
- Bệnh buồng trứng: loạn sản buồng trứng, rối loạn chức năng buồng trứng, teo buồng trứng, loạn sản nang trứng, loạn sản trứng, rối loạn chức năng rụng trứng, hoặc không rụng trứng, rụng trứng không đều, hội chứng buồng trứng đa nang, hội chứng nang noãn không vỡ hoàng thể hoá, chứng chưa vỡ màng noãn bào, hội chứng buồng trứng không nhạy cảm, …
Và triệu chứng điển hình khi bạn đang bị Tử cung hàn lạnh có thể kể đến những dấu hiệu đáng chú ý dưới đây:
Béo phì: Một trong những biểu hiện chính của chứng Tử cung hàn lạnh là tăng cân, béo bệu hoặc sự dư thừa không đối xứng của sự tích tụ mỡ ở bụng. Nó đi kèm với các triệu chứng như khó thở, mệt mỏi, mất ngủ và hay mơ, kinh nguyệt quá ít và không rụng trứng. Không đủ nhiệt trong tử cung. Để duy trì các chức năng sinh lý của chính nó, chất béo đóng vai trò là “người bảo vệ tử cung”. Tử cung càng lạnh, cơ thể càng cần tích tụ mỡ, từ đó gây tăng cân.
Kinh nguyệt không đều: Trước khi bước vào chu kỳ kinh, bụng dưới có cảm giác phình ra, và có những hiện tượng như khí hư nhiều hơn, đau hoặc mỏi lưng, và hai vú bị cương tức, một số ít có hiện tượng ợ chua, phản ứng buồn nôn; khi hành kinh thì đau bụng, bụng dưới lạnh, kinh có màu đen hoặc máu cục, cá biệt có những chị em đau đến nỗi không thể chịu nổi mỗi khi đến chu kỳ kinh nguyệt.
Khó chịu trong người: Đôi khi kỳ kinh nguyệt đến chậm, màu nhạt và lượng ít, khí sắc kém, thường thì đau lưng mỏi gối, đi tiểu nhiều, lượng kinh nguyệt ít, tình trạng giảm ham muốn, tưa lưỡi màu trắng nhạt, mạch trầm. Những trường hợp chân dương bất túc, thắt lưng bị đau mỏi như gãy, nước da xỉn vàng và bụng dưới không đủ độ ấm, chân tay lạnh, chủ yếu là chân lạnh và mỏi, nhạt miệng và không ngon miệng, thích ăn cay nóng, chu kỳ kinh nguyệt chậm, có khí hư, tiểu tiện nhiều lần hoặc không tự chủ, lưỡi nhợt nhạt, tưa lưỡi dày trắng và nhẵn, mạch trầm nhược.
Một số phụ nữ sinh ra đã có thể chất hàn lạnh, tứ chi dễ bị lạnh và đặc biệt nhạy cảm với thời tiết lạnh, sắc mặt nhợt nhạt, trắng bệch, thích uống nước nóng, hiếm khi thấy khát, mùa đông sợ lạnh và mùa hè chịu nóng tốt. Hầu hết các cơ địa hàn là do các yếu tố sau này tạo ra. Môi trường sống lạnh, thích ăn thức ăn lạnh, làm việc quá sức hoặc dễ cáu giận gây tổn thương dương khí của cơ thể.